2019 - 2nd quarter - vietnamese - esc16.net - 2nd quarter - vietnamese.pdfcó thể thực hiện...

8
Mc I, Phn A SKết ni cht chca phhuynh và gia đình Sáng kiến áp dng toàn Tiu bang Skip Forsyth 2019, 3rd Quarter Volume 15 Gia đình và Nhà trường “cùng nhau to skhác bit” Mc I, Phn A SKết ni cht chca phhuynh và gia đình Số 16 2019, Quý 2 Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình ChViết bi: Natalie Stafford Chvì tôi là mt thiếu niên Tôi không vô trách nhiệm Tôi không phá vỡ mọi quy tắc Điều đó không có nghĩa là tôi lười biếng và sống không có tổ chức Chvì tôi là mt thiếu niên Điều đó không có nghĩa là tôi ủ rũ và thô lỗ Điều đó không có nghĩa là tôi chỉ nghĩ về bản thân mình Và điều đó không có nghĩa Tôi nghiện chơi điện thoại Chvì tôi là mt thiếu niên Điều đó không có nghĩa là tôi liên tục lo lắng về ngoại hình của mình Điều đó không có nghĩa là tôi không thể hiểu các chủ đề phức tạp Hay tôi sống không có mục tiêu và tham vọng thực tế Chvì tôi là mt thiếu niên Hãy nhìn nhận chính con người tôi chứ không phải thứ mọi người gắn mắc cho bản thân tôi Texas là tiểu bang có khí hậu tương đối khắc nghiệt. Khí hậu bốn mùa ở thung lũng phía Bắc và thời tiết giống như mùa hè hầu hết thời gian trong năm ở thung lũng phía Nam. Rất nhiều rừng thông và mưa ở phía Đông và sa mạc ở phía Tây Texas. Texas cũng là tiểu bang của một số thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ: Hou- ston # 4, San Antonio # 7, Dallas # 9, Austin # 11, Fort Worth # 16 và El Paso # 19, và hơn 500 thành phố/thị trấn với dân số dưới 1,000. Trên thực tế, nhiều tiểu bang có ít hơn 500 thành phố trên toàn tiểu bang. Texas có diện tích rất Lớn, đồng thời rất đa dạng về kinh tế - văn hóa xã hội trong cộng đồng. Việc trợ giúp các gia đình và giảng dạy trẻ ở tiểu bang rộng lớn này được thực hiện thế nào? Điều này được thực hiện với bốn niềm tin cốt lõi: Tất cả các gia đình đều có ước mơ cho con cái của mình và luôn mong muốn mang lại những điều tốt nhất cho trẻ. Tất cả các gia đình đều có khả năng hỗ trợ cho việc học tập của con cái họ. Gia đình và nhà trường cùng nhau tạo dựng mối quan hệ đối tác Phần lớn trách nhiệm trong xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng thuộc về các nhân viên và lãnh đạo nhà trường. Sự thay đổi sẽ bắt đầu diễn ra khi nhà trường nắm bắt được bốn niềm tin cốt lõi này và cố gắng đưa chúng vào thực tiễn. Sự thay đổi ban đầu có thể diễn ra từ từ. Các bậc phụ huynh cần cam kết hoàn thành mục tiêu cùng với giáo viên và nhân viên nhà trường, đồng thời phải chứng minh cho các thành viên gia đình thấy những giá trị thực sự của việc làm này. Sự kiên trì sẽ dần được đền đáp, và những thay đổi tích cực sẽ diễn ra. Ngay từ giai đoạn mang bầu, các bậc cha mẹ đã đặt kỳ vọng cao cho con của họ. Mong muốn thông thường là những mối quan tâm, lo lắng đối với sự an toàn và sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ và ông bà mong muốn đứa trẻ của họ sẽ trở thành người thành đạt, vận động viên có năng khiếu đặc biệt, hoặc người có khả năng đồng cảm thực sự, hoặc trở thành người đáng tin cậy cho các bạn bè xung quanh. Khi gia đình và nhà trường cùng nhau hợp tác, tất cả những mong muốn này đều có khả năng trở thành hiện thực. Khi các trường học tổng kết các thành tích trong học kỳ mùa thu và đưa thêm những thử thách trong học kỳ mùa Xuân, là thời điểm cần chắc chắn có những cuộc trò chuyện với các gia đình. Các gia đình mong muốn điều gì đối với con cái của mình? Làm cách nào để gia đình và trường học có thể cùng nhau hợp tác nhằm giúp trẻ đạt được tiềm năng của mình? Cần phải có các sự hỗ trợ hoặc đào tạo nào để cha mẹ có thể giúp con cái của họ thành công? Bất kể sống trong môi trường học tập và cộng đồng nào, các bậc cha mẹ đều muốn con cái họ có một cuộc sống tốt hơn những gì họ có. Khả năng lưu chuyển linh hoạt là kết quả của việc hợp tác giữa gia đình và nhà trường nhằm phát triển môi trường học an toàn cho trẻ, là nơi mà trẻ có tận hưởng niềm vui đến trường, đi học đều đặn, học cách ứng xử phù hợp và cách hợp tác với người khác và tốt nghiệp với nhiều cơ hội việc làm hoặc được chấp nhận nhập học từ các trường đại học. Texas, nơi có rất nhiều cơ hội phát triển, sẽ trở thành một tiểu bang thế nào trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào cách thức chúng ta đào tạo trẻ ngày nay thế nào để có thể trở thành người thành công.

Upload: others

Post on 12-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: 2019 - 2nd Quarter - Vietnamese - ESC16.NET - 2nd Quarter - Vietnamese.pdfcó thể thực hiện ở nhả để giúp con trong việc học. Hỗ trợ học tập ở trường

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

Skip Forsyth

2019, 3rd Quarter Volume 15

Gia đình và Nhà trường

“cùng nhau tạo sự khác biệt” Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình

Số 16

2019, Quý 2

Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình

Chỉ vì Viết bởi: Natalie Stafford

Chỉ vì tôi là một thiếu niên Tôi không vô trách nhiệm

Tôi không phá vỡ mọi quy tắc Điều đó không có nghĩa là tôi lười biếng và

sống không có tổ chức

Chỉ vì tôi là một thiếu niên Điều đó không có nghĩa là tôi ủ rũ và thô lỗ

Điều đó không có nghĩa là tôi chỉ nghĩ về bản thân mình

Và điều đó không có nghĩa Tôi nghiện chơi điện thoại

Chỉ vì tôi là một thiếu niên Điều đó không có nghĩa là tôi liên tục lo lắng

về ngoại hình của mình Điều đó không có nghĩa là tôi không thể hiểu

các chủ đề phức tạp Hay tôi sống không có mục tiêu và

tham vọng thực tế

Chỉ vì tôi là một thiếu niên Hãy nhìn nhận chính con người tôi chứ

không phải thứ mọi người gắn mắc cho bản thân tôi

Texas là tiểu bang có khí hậu tương đối khắc nghiệt. Khí hậu bốn mùa ở thung lũng phía Bắc và thời tiết giống như mùa hè hầu hết thời gian trong năm ở thung lũng phía Nam. Rất nhiều rừng thông và mưa ở phía Đông và sa mạc ở phía Tây Texas. Texas cũng là tiểu bang của một số thành phố lớn nhất ở Hoa Kỳ: Hou-ston # 4, San Antonio # 7, Dallas # 9, Austin # 11, Fort Worth # 16 và El Paso # 19, và hơn 500 thành phố/thị trấn với dân số dưới 1,000. Trên thực tế, nhiều tiểu

bang có ít hơn 500 thành phố trên toàn tiểu bang. Texas có diện tích rất Lớn, đồng thời rất đa dạng về kinh tế - văn hóa xã hội trong cộng đồng. Việc trợ giúp các gia đình và giảng dạy trẻ ở tiểu bang rộng lớn này được thực hiện thế nào?

Điều này được thực hiện với bốn niềm tin cốt lõi:

Tất cả các gia đình đều có ước mơ cho con cái của mình và luôn mong muốn mang lại những điều tốt nhất cho trẻ.

Tất cả các gia đình đều có khả năng hỗ trợ cho việc học tập của con cái họ.

Gia đình và nhà trường cùng nhau tạo dựng mối quan hệ đối tác

Phần lớn trách nhiệm trong xây dựng và duy trì mối quan hệ đối tác giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng thuộc về các nhân viên và lãnh đạo nhà trường.

Sự thay đổi sẽ bắt đầu diễn ra khi nhà trường nắm bắt được bốn niềm tin cốt lõi này và cố gắng đưa chúng vào thực tiễn. Sự thay đổi ban đầu có thể diễn ra từ từ. Các bậc phụ huynh cần cam kết hoàn thành mục tiêu cùng với giáo viên và nhân viên nhà trường, đồng thời phải chứng minh cho các thành viên gia đình thấy những giá trị thực sự của việc làm này. Sự kiên trì sẽ dần được đền đáp, và những thay đổi tích cực sẽ diễn ra.

Ngay từ giai đoạn mang bầu, các bậc cha mẹ đã đặt kỳ vọng cao cho con của họ. Mong muốn thông thường là những mối quan tâm, lo lắng đối với sự an toàn và sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ và ông bà mong muốn đứa trẻ của họ sẽ trở thành người thành đạt, vận động viên có năng khiếu đặc biệt, hoặc người có khả năng đồng cảm thực sự, hoặc trở thành người đáng tin cậy cho các bạn bè xung quanh. Khi gia đình và nhà trường cùng nhau hợp tác, tất cả những mong muốn này đều có khả năng trở thành hiện thực.

Khi các trường học tổng kết các thành tích trong học kỳ mùa thu và đưa thêm những thử thách trong học kỳ mùa Xuân, là thời điểm cần chắc chắn có những cuộc trò chuyện với các gia đình. Các gia đình mong muốn điều gì đối với con cái của mình? Làm cách nào để gia đình và trường học có thể cùng nhau hợp tác nhằm giúp trẻ đạt được tiềm năng của mình? Cần phải có các sự hỗ trợ hoặc đào tạo nào để cha mẹ có thể giúp con cái của họ thành công? Bất kể sống trong môi trường học tập và cộng đồng nào, các bậc cha mẹ đều muốn con cái họ có một cuộc sống tốt hơn những gì họ có. Khả năng lưu chuyển linh hoạt là kết quả của việc hợp tác giữa gia đình và nhà trường nhằm phát triển môi trường học an toàn cho trẻ, là nơi mà trẻ có tận hưởng niềm vui đến trường, đi học đều đặn, học cách ứng xử phù hợp và cách hợp tác với người khác và tốt nghiệp với nhiều cơ hội việc làm hoặc được chấp nhận nhập học từ các trường đại học. Texas, nơi có rất nhiều cơ hội phát triển, sẽ trở thành một tiểu bang thế nào trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào cách thức chúng ta đào tạo trẻ ngày nay thế nào để có thể trở thành người thành công.

Page 2: 2019 - 2nd Quarter - Vietnamese - ESC16.NET - 2nd Quarter - Vietnamese.pdfcó thể thực hiện ở nhả để giúp con trong việc học. Hỗ trợ học tập ở trường

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

2

Hội nghị phụ huynh-giáo viên: Hướng dẫn cho các bậc phụ

huynh

Phụ huynh nên mong đợi điều gì? Cuộc thảo luận hai chiều. Giống như tất cả các cuộc

thảo luận hiệu quả khác, hội nghị phụ huynh-giáo viên sẽ đạt được kết quả tốt nhất khi có sự tham gia tích cực của cả hai bên trong việc nghe và nói. Hội nghị phụ huynh là cơ hội để các bậc phụ huynh tìm hiểu về sự tiến bộ của con trẻ ở trường. Tìm hiểu xem các con có đáp ứng được những mong đợi của trường và các tiêu chuẩn học tập. Khi các bậc phụ huynh nói cho giáo viên biết về các kỹ năng, sở thích, nhu cầu và ước mơ của con cái mình, điều đó sẽ giúp ích cho giáo viên trong việc giúp đỡ con trẻ nhiều hơn.

Nhấn mạnh vào việc học tập. Các buổi hội nghị phụ huynh-giáo viên tập trung vào việc con trẻ học tập, cư xử và hoạt động thế nào ở trường. Đồng thời buổi hội thảo cũng bàn về cách thức để có thể giúp trẻ có thể thực hiện tốt hơn nữa.

Cơ hội và thử thách Cũng giống như các bậc phụ huynh, giáo viên luôn mong muốn tất cả các con trẻ thành công. Quý phụ huynh có thể sẽ được nghe về phản hồi tích cực về sự tiến bộ của trẻ cũng như một số khía cạnh các con cần cải thiện. Hãy chuẩn bị một số câu hỏi về cách thức mà quý phụ huynh và giáo viên có thể làm để giúp các con đối mặt với một số thử thách.

'LANG NGHE'

Mot so nguyên tac can lưu ý nham giúp cho buoi hoi nghi phu huynh-giáo viên dien ra thành công:

Đe ra nhưng gia đinh tot nhat

Tap trung vào van đe hoc tap

Có sư hơp tác giưa gia đình và nhà trương

Đưa ra các ví du và bang chưng cu the

Lang nghe có hieu qua

Tôn trong tat ca nhưng ngươi xung quanh

Thương xuyên theo dõi thông tin

Bậc phụ huynh nên thảo luận về vấn đề gì với giáo viên? Sự tiến bộ. Tìm hiểu về sự tiến bộ, việc học tập hay các hoạt động của con ở trường với một số câu hỏi như: Con tôi có thể hiện đúng cấp độ học tập không? Làm cách nào để con tôi có thể cải thiện? Bài tập và đánh giá. Yêu cầu giáo viên cho xem một số ví dụ về bài làm của con quý phụ huynh. Hỏi cách giáo viên cho điểm. Hỗ trợ học tập ở nhà. Hỏi về một số việc quý phụ huynh có thể thực hiện ở nhả để giúp con trong việc học. Hỗ trợ học tập ở trường. Tìm hiểu những dịch vụ/hoạt động hiện có ở trường trong việc giúp con trẻ học tập. Hỏi về cách thức giáo viên thực hiện nhằm thử thách cũng như và hỗ trợ con trẻ cần.

Thực hiện việc theo dõi thông tin như thế nào? Lên kế hoạch. Liệt kê một số vấn đề mà bản thân quý phụ huynh và giáo viên cần làm để hỗ trợ con trẻ. Lên kế hoạch cho buổi thảo luận khác. Việc giao tiếp nên từ cả hai chiều. Quý phụ huynh có thể hỏi cách thức liên hệ với giáo viên. Đồng thời cũng cũng cần hỏi về cách thức giáo viên liên lạc với quý phụ huynh. Trò chuyện với con trẻ. Hội nghị phụ huynh-giáo viên là nhằm bàn về tất cả những gì liên quan đến con cái của quý phụ huynh, vì vậy đừng quên con là một phần quan trọng. Hãy chia sẻ với con quý phụ huynh những gì mình được biết. Để tìm hiểu thêm thông tin về sự tham gia của gia đình, quý phụ hunh có thể truy cập www.hfrp.org

Danh sách cần làm: Trước buổi hội nghị

Thời gian gặp. Nếu quý phụ huynh không thể tham dự buổi hội thảo vào thời gian đã định, hãy hỏi giáo viên về thời gian gặp mặt khác.

Xem lại các bài làm, điểm số, và sự tiến bộ của con.

Nói chuyện với con về sự tiến bộ con đạt được ở trường.

Nói chuyện với một số những người khác, các thành viên trong gia đình, nhân viên hỗ trợ sau giờ học của nhà trường, nhân viên cố vấn, ... về những điểm mạnh cũng như nhu cầu của con quý phụ huynh.

Liệt kê một số các câu hỏi để hỏi giáo viên trong cuộc họp.

Hãy suy nghĩ về một số cách thức quý phụ huynh muốn làm nhằm có thể tham gia vào việc học tập của con để thảo luận với giáo viên.

Cha mẹ là người thầy đầu tiên và quan trọng nhất của con cái. Cả cha mẹ và trường học đều có một điểm chung là cả hai bên đều mong muốn con trẻ học và sống tốt. Khi cha mẹ và giáo viên thảo luận, trao đổi với nhau, mỗi bên sẽ sẽ có thể mang đến những thông tin quan trọng về tài năng và nhu cầu của con cái. Hội nghị phụ huynh-giáo viên là một cách tuyệt vời để bắt đầu buổi nói chuyện với giáo viên của con quý phụ huynh.

Hoi nghi Giáo viên - phu huynh

Thành công

Page 3: 2019 - 2nd Quarter - Vietnamese - ESC16.NET - 2nd Quarter - Vietnamese.pdfcó thể thực hiện ở nhả để giúp con trong việc học. Hỗ trợ học tập ở trường

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

3

Trợ giúp làm bài tập về nhà cho những trẻ miễn cưỡng học

Làm cách nào để cha mẹ có thể tạo ra thói quen làm bài tập về nhà phù

hợp cho tất cả mọi người. Tác giả: Heather Miller

Thật khó để bắt lỗi trẻ khi chúng không chịu làm bài tập về nhà. Trẻ đã trải qua một ngày dài ở trường, cùng với các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ. Tối đến, trẻ lại có một đống bài tập phải làm. Ngay cả cha mẹ cũng cảm thấy đó không phải là thời gian được ưa thích trong ngày. Mặc dù không phải là công việc thích thú, bài tập về nhà đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo học sinh có thể thực hành đúng những gì đã được học một cách độc lập. Khi bài tập về nhà được chọn lọc một cách cẩn thận, chúng sẽ giúp các em học sinh hiểu sâu hơn nữa về các bài học cũng như các tài liệu được giới thiệu ở trường. Bài tập về nhà được coi là bài kiểm tra hàng đêm của grit (việc thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ mặc dù khó khăn). Cuộc sống của người trưởng thành bao gồm một phần nhiệm vụ mà vừa có tính bắt buộc và vừa không cảm thấy thích thú. Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được học cách tăng cường tính kỷ luật để hoàn thành trách nhiệm bất kể những nhiệm vụ đó có làm cho chúng ta cảm thấy phấn khích hay không. Vậy làm thế nào để các bậc phụ huynh có thể giúp con mình chấp nhận thách thức thay vì trốn tránh việc làm bài tập về nhà mình? Nhiều bậc phụ huynh có suy nghĩ cho rằng họ không nên làm gì với bài tập về nhà của con mình. Điều này có nguyên nhân xuất phát từ việc nhiều trường học nhấn mạnh bài tập về nhà là trách nhiệm của học sinh chứ không phải là trách nhiệm của cha mẹ. Điều này là hoàn toành đúng khi các bậc phụ huynh không nên làm bài tập về nhà thay cho của con cái của mình. Tuy nhiên, cha mẹ có một vai trò quan trọng, mà theo cách mô tả tốt nhất thì đó là “Người quản lý dự án bài tập về nhà”. Sự hiện diện của cha mẹ mang đến một thông điệp đó là làm bài tập về nhà là một công việc quan trọng không thể coi nhẹ.

Yêu cầu các con giải thích cho mình về bài tập về nhà, sau đó có thể đề nghị con sắp xếp các bài tập theo thứ tự con muốn làm. Khuyến khích con giải thích rõ hơn về các suy nghĩ của chúng. Việc làm này giúp trẻ có thể cảm nhận được khả năng kiểm soát các công việc phải làm cũng như tạo ra suy nghĩ về phong cách làm việc của bản thân trẻ. Yêu cầu các con cung cấp danh sách những vật dụng mà có thể cần dùng và đảm bảo những vật dụng này được sẵn sàng. Việc chuẩn bị trước khi bắt tay vào công việc này giúp trẻ suy nghĩ và hiểu sơ về nhiệm vụ phải làm, đồng thời có sự chuẩn bị thực hiện với sự thích thú.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là đặt thời gian cho các nhiệm vụ phải làm. Tạo ra thách thức cho con trong việc ước tính thời gian có thể kéo dài để hoàn thành bài tập đầu tiên. Đặt đồng hồ hẹn giờ và đảm bảo trẻ phải làm bài trong khoảng thời gian đó mà không bị gián đoạn. Mục đích của việc làm này là cho phép trẻ tập trung để giải quyết các vấn đề một cách độc lập. Điều này không chỉ giúp xây dựng khả năng tập trung, mà còn giúp tạo dựng sự sáng tạo, tư duy suy nghĩ có khả năng phê phán, sự cứng cáp và khả năng tháo vát. Bằng cách biến "tục lệ" làm bài tập về nhà thành một chuỗi các buổi trò chuyện về những việc cần phải làm, cách thức làm và làm trong bao lâu, trẻ sẽ cảm thấy bớt bị đơn lẻ với các việc phải làm hàng tối. Thay vào đó, trẻ sẽ cảm thấy phấn khích hơn với sự đồng hành và hỗ trợ của cha mẹ, đồng thời trẻ sẽ hoàn thành công việc có hiệu quả tốt hơn và ở một tiêu chuẩn cao hơn so với khả năng có thể.

https://www.gse.harvard.edu/news/uk/18/10/homework-help-reluctant-children

GIÚP NGĂN CHẶN SỰ TRÌ HOÃN 1. Để trẻ ngồi làm bài ở các bàn học chung. Đồng thời, cần luôn ở gần xung quanh nhằm giảm bớt sự lẻ loi mà một số trẻ cảm thấy và

để ngăn chặn sự trì hoãn học.

2. Yêu cầu con lấy ra sách vở từ ba lô và trò chuyện về các bài tập phải làm.

3. Giúp con lập danh sách các việc cần làm hoặc các việc đã thực hiện xong. 4. Gợi ý con sắp xếp các bài tập theo thứ tự muốn làm. Khuyến khích con giải thích rõ hơn các suy nghĩ và thúc đẩy khả năng kiểm

soát. 5. Sử dụng đồng hồ hẹn giờ: Thử thách con bằng cách hỏi con ước tính thời gian cần để hoàn thành một bài tập, đồng thởi hỏi xem con

có muốn đặt đồng hồ hẹn giờ cho toàn bộ thời gian đó hay mong muốn đặt ít thời gian hơn. 6. Vai trò của phụ huynh: Theo dõi, sắp xếp, động viên và khen ngợi cho những nỗ lực trong việc làm bài tập về nhà khi mỗi phần công

việc/bài tập được hoàn thành.

Page 4: 2019 - 2nd Quarter - Vietnamese - ESC16.NET - 2nd Quarter - Vietnamese.pdfcó thể thực hiện ở nhả để giúp con trong việc học. Hỗ trợ học tập ở trường

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

4

Nạn buôn người Hãy Bảo vệ con Quý phụ huynh

Bài viết này tập trung vào một số phương án quý phụ hunh có thể sử dụng để bảo vệ gia đình của mình, cũng như cung cấp các nguồn tài liệu và lời khuyên để quý phụ huynh có thể giúp đỡ cho những nạn nhân của nạn buôn người. Nạn buôn người là một vấn đề tồn tại ngay sát chúng ta. Vấn đề cốt lõi của nạn buôn người là nó là mối đe dọa cho chính chúng ta và những người thân yêu của chúng ta. Do đó, cần thiết phải có các phương án chiến thuật mà có thể phát huy tác dụng khi cần thiết ở bất cứ thời gian và địa điểm nào cho các gia đình của chúng ta. Hãy nhớ rằng quý phụ huynh không cần quá hoang mang trong việc chuẩn bị. Phương án chiến thuật đầu tiên bắt đầu ở nhà. Các bậc phụ huynh cần giao tiếp với con cái của mình. Cuộc trò chuyện với con trẻ chưa đi học mẫu giáo sẽ khác với những cuộc trò chuyện với con gái ở lứa tuổi 16, tuy nhiên các chủ đề nói chuyện sẽ tương tự nhau: Mẹo giao tiếp số 1: Trò chuyện với con cái để giúp con có sự tin tưởng và sẵn sàng nói chuyện với cha mẹ về bất cứ điều gì. Nếu trẻ đang được "chăm sóc/quan tâm" bởi ai đó, quý phụ huynh cần biết điều đó! Mẹo giao tiếp số 2: Nói chuyện với con về những việc cần làm khi bị đe dọa. Ví dụ như hét to lên, chạy, hoặc cố gắng đánh lại. Trẻ cần được nói rằng đây là những cách cư xử thông thường khi chúng bị tấn công. Một trong những từ học đầu tiên của con là nói Không. Nói dễ hơn là làm. Do đó, trên thực tế tác giả bài viết đã luyện tập hét lên từ "KHÔNG" cho con của mình, hét càng to càng tốt, đồng thời giơ tay lên để bảo vệ bản thân. La hét có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi. Mẹo giao tiếp số 3: Nói chuyện với con bạn về những vấn đề đang xảy ra xung quanh thế giới. Việc làm này phù hợp với bất kỳ chủ đề có tính đe dọa nào. Quý phụ huynh sẽ cần lựa chọn từ ngữ phù hợp cho từng lứa tuổi. Việc giấu con khỏi những nguy hiểm đang diễn ra xung quanh thế giới sẽ không thể bảo vệ trẻ khi chúng phải đối mặt với những tình huống có thể thay đổi cuộc sống của chúng trong vài giây Mẹo giao tiếp số 4: Nếu thích hợp, hãy sử dụng inter-net để liên lạc với con cái. Biết được những gì con đang xem, hay những phương tiện truyền thông xã hội con sử dụng và đang nói chuyện với ai. Giao tiếp với con để biết bạn bè của con ở cả đời thực và trên mạng trở nên khó hơn ngày nay nhưng là điều quan trọng phải làm. Mẹo giao tiếp số 5: Biết khi nào con gặp người mới quen biết cũng như nơi gặp mặt. Khi nào con về nhà sau giờ học, sau khi đi mua sắm từ trung tâm thương mại, hay sau giờ luyện tập thể thao, hãy hỏi xem ngày của con đã diễn ra thế nào và con có gặp ai mới không.

Những chiến thuật tiếp theo là dành cho trên đường phố. Khi con bị đe dọa và không có phụ huynh ở đó. Mẹo đường phố số 1: Dạy trẻ ghi nhớ tên, địa chỉ và số điện thoại của chúng. Trẻ sẽ cần phải biết cách để liên lạc với phụ huynh. Lời khuyên đường phố số 2: Dạy trẻ chạy. Và dậy trẻ cách chạy để thoát khỏi kẻ bắt cóc. Nếu trong khu phố có các địa điểm công cộng có thể chạy đến như thư viện, đồn cảnh sát, trạm cứu hỏa,... hãy nói để trẻ biết cần chạy đến đó. Nói cho trẻ biết chúng không được ngừng chạy cho đến khi đến được nơi nào đó an toàn. Nói cho trẻ biết chạy là việc làm hoàn toàn bình thường. Lời khuyên đường phố số 3: Trẻ có thể học cách chống lại kẻ bắt cóc. Trẻ hoàn toàn có quyền tỏ thái độ thô lỗ khi bị bị đe dọa. Trẻ cũng có thế đánh lại khi bị đe dọa. Dạy trẻ cách trở thành một mục tiêu khó khăn cho những kẻ bắt cóc. Các nguồn có thể liên lạc: Trung tâm Tài nguyên chống Buôn bán người

Quốc gia: http://www.traffickingresourcecenter.org/

Lực lượng chống buôn bán người: http://www.justice.gov/usao/human-trafficking-task-forces

Nạn buôn người làm cho chúng ta cảm thấy muốn phát điên. Vấn nạn này làm cho chúng ta buồn phiền và cảm thấy bất lực. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể giúp sức. Kiến thức và các chiến thuật giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn. Các chính sách đối ngoại và luật pháp của chính phủ sẽ không bảo vệ con cái chúng ta tại thời gian và địa điểm mà chúng cần sự bảo vệ. Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào chính chúng ta, do đó chúng ta hãy cùng nhau bảo vệ con cái chúng ta. Viết bởi Mike Sedam , An ninh quốc gia / An ninh hàng ngày

Page 5: 2019 - 2nd Quarter - Vietnamese - ESC16.NET - 2nd Quarter - Vietnamese.pdfcó thể thực hiện ở nhả để giúp con trong việc học. Hỗ trợ học tập ở trường

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

5

 

Trẻ có thể học được những gì từ việc làm tình nguyện

Nếu hoạt động tình nguyện bắt đầu từ khi còn nhỏ, các hoạt động này có thể trở thành một phần cuộc sống của trẻ, trở thành điều gì đó mà có thể trẻ mong đợi và muốn làm.

Hoạt động tình nguyện có thể dậy trẻ:

Tinh thần trách nhiệm. Bằng cách tham gia hoạt động tình nguyện, trẻ em và thanh thiếu niên hiểu được ý nghĩa của việc thực hiện và giữ cam kết. Chúng sẽ học cách thực hiện công việc đúng giờ, luôn cố gắng hết sức và tự hào về kết quả đạt được. Điều quan trọng cuối cùng là chúng cũng học được rằng trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng là trách nhiệm của tất cả chúng ta.

Một cá nhân cũng có thể tạo sự khác biệt. Thông điệp tuyệt vời, đầy sức mạnh dành cho trẻ là chúng đủ quan trọng để có tác động đến ai đó hoặc điều gì đó.

Ích lợi của sự hy sinh. Bằng cách cho đi một món đồ chơi cho những đứa trẻ kém may mắn hơn, trẻ học được rằng đôi khi hy sinh là một việc làm tốt. Giảm thời gian vui chơi, giải trí để giúp làm sạch một bãi biển làm cho trẻ hiểu rằng có rất nhiều điều quan trọng và nhu cầu thiết thực ngay bên cạnh chúng ta.

Lòng khoan dung. Hoạt động phục vụ cộng đồng có thể giúp trẻ em và thanh thiếu niên tiếp xúc với những người có nguồn gốc, khả năng, dân tộc, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập khác nhau. Chúng sẽ học được rằng ngay cả những cá nhân khác nhau nhất cũng có thể được liên kết bởi những giá trị chung.

Các kỹ năng nghề nghiệp. Tham gia phục vụ cộng đồng có thể giúp những người trẻ tuổi quyết định nghề nghiệp tương lai của bản thân. Quan tâm đến lĩnh vực y tế? Bệnh viện và phòng khám thường có các chương trình tình nguyện dành cho tuổi thiếu niên. Yêu thích chính trị? Trẻ em có thể tham gia vào các chiến dịch thực sự của các ứng cử viên chính trị địa phương. Học cách làm việc như một thành viên trong nhóm, đảm nhận vai trò lãnh đạo, đặt mục tiêu dự án, tất cả đều là những kỹ năng có thể đạt được bằng cách tham gia hoạt động tình nguyện và sẽ hoàn toàn có thể phục vụ tốt cho trẻ trong bất kỳ nghề nghiệp nào trong tương lai.

Làm thế nào để sử dụng thời gian nhàn rỗi một cách khôn ngoan. Nếu trẻ không tham gia vào các hoạt động truyền thống sau giờ học, tham gia phục vụ cộng đồng có thể là một sự thay thế tuyệt vời.

Source: www.kidshealth.org

Dấu hiệu Cha mẹ đang quá nuông chiều con cái Xã hội tự kỷ của chúng ta đã nhồi nhét vào đầu các bậc phụ huynh rằng cần phải giúp con cái để chúng cảm thấy tốt về bản thân và rằng đó là nghĩa vụ của cha mẹ làm cho con cái cảm thấy hạnh phúc. Nhưng suy cho cùng, trẻ không cần cha mẹ làm cho chúng hạnh phúc. Trẻ cần những người mà sẽ giúp chúng trở thành những người có khả năng và năng lực trong cuộc sống.

Khi cha mẹ mua sắm cho con cái quá nhiều thứ, làm thay những việc mà chúng có thể tự làm, không yêu cầu con phải làm một số việc vặt, không đề ra những quy tắc hợp lý và để mọi thứ theo ý muốn của con, điều này có nghĩa là cha mẹ đang quá nuông chiều con cái.

Dưới đây là một số dấu hiệu khác của việc nuông chiều quá mức

1. Nuông chiều quá mức có nghĩa là cho trẻ tất cả những gì mà có thể không phù hợp với lứa tuổi hoặc không mang lại lợi ích phù hợp. Ví dụ:

1.Cho phép trẻ lên năm ăn mặc như một ngôi sao nhạc

2. pop Cho phép trẻ ở độ tuổi mười hai xem phim được xếp hạng R.

3. Cho phép con ở độ tuổi mười sáu về nhà bất kỳ giờ nào khi con có bắt đầu có bằng lái xe.

2. Nuông chiều quá mức có nghĩa là cho con những thứ nhằm đáp ứng nhu cầu của người lớn chứ không phải của trẻ. Ví dụ:

1. Một bà mẹ mua cho con gái mình những bộ quần áo hợp thời trang nhất, bởi vì người mẹ tin rằng đó là sự phản ánh về phong cách của chính mình

2. Một người cha mua cho con trai mình ở lứa tuổi 16 chiếc xe mắc tiền. Khi đó bạn bè của người cha cũng như bạn bè ủa con trai sẽ nghĩ rằng ông là người tuyệt vời.

3. Cha mẹ cho con cái của mình những thứ tốt nhất nhằm làm cho họ trông giống như những người thành đạt.

3. Nuông chiều quá mức có nghĩa là cho quá nhiều và mong đợi rất ít. Như đã thảo luận, có quá nhiều thứ quá sớm sẽ ngăn cản sự trưởng thành và đạt đến tiềm năng phát triển của trẻ. Ví dụ:

1. Không yêu cầu con trẻ bốn tuổi phải nói từ "please" (làm ơn) khi muốn ai đó làm gì. Hoặc không yêu cầu trẻ năm tuổi phải nói Lời cảm ơn khi nhận được sự đối xử tốt từ người khác.

2. Cho con ở lứa tuổi thiếu niên toàn thời gian sử dụng máy tính mà không yêu cầu con phải hoàn thành nhiệm vụ trước.

3. Tài trợ toàn bộ cho những khoản tiêu cuối tuần của con ở lứa tuổi thanh thiếu niên thay vì kỳ vọng con kiếm tiền tiêu cho những nhu cầu của chính bản thân, ví dụ, cho con tiền đổ xăng, tiền mua vé xem phim hoặc tham gia các trò vui chơi giải giải trí khác.

4. Nuông chiều quá mức là bỏ bê việc dạy dỗ con những kỹ năng sống cần thiết để có thể tồn tại trong thế giới thực tế vượt qua ngoài giới hạn gia đình. Ví dụ:

1. Tự buộc dây giày và tự mặc quần áo là những gì trẻ ở độ bốn hay năm tuổi hoàn toàn có thể làm.

2. Không yêu cầu con ở lứa tuổi thanh thiếu niên tự chuẩn bị bữa trưa cho bản thân trong những tháng hè

3. Làm công việc giặt giũ cho con ở lứa tuổi thanh thiếu niên, là độ tuổi hoàn toàn có khả năng làm việc đó, cũng như cần phải học cách tự làm việc đó.

Trước tiên cần dạy con sự khác biệt giữa nhu cầu và sự mong muốn, và sau đó cần bắt con làm việc để giành được những gì chúng mong muốn. Chẳng hạn, thay vì ngay lập tức mua trò chơi video mới cho con, hãy đưa ra hai lựa chọn: lựa chọn thứ nhất là con có thể điền vào danh sách mong muốn cho quà sinh nhật hoặc quà Giáng sinh, hoặc con có thể làm thêm một số việc vặt để kiếm tiền tự mua. Nếu con sẵn sàng làm việc cho những gì chúng thực sự mong muốn, con sẽ cảm thấy trân trọng hơn những gì chúng mua được, suy nghĩ thấu đáo hơn trước khi mua sắm thứ gì trong tương lai.

Trích từ bài viết Dấu hiệu Cha mẹ đang quá nuông chiều con cái, được viết bởi Jill Rigby.

Cần Tình nguyện viên

Page 6: 2019 - 2nd Quarter - Vietnamese - ESC16.NET - 2nd Quarter - Vietnamese.pdfcó thể thực hiện ở nhả để giúp con trong việc học. Hỗ trợ học tập ở trường

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

6

Kỷ luật tuổi teen

Khi con trở thành thiếu niên, vai trò của cha mẹ gần như thay đổi. Quý phụ huynh có thể cảm thấy bản thân mình giống như người hướng dẫn hơn là một người giám sát thực hiện. Điều đó không có nghĩa là các con sẽ không cần có sự can thiệp của cha mẹ khi có vấn đề liên quan đến sự an toàn hoặc khi con cần biết hậu quả của việc mình làm. Tuy nhiên, ngay bây giờ, quý phụ huynh hoàn toàn có thể để con mình tự đưa ra một số lựa chọn, ngay cả khi quý phụ huynh nghĩ rằng đó là một lựa chọn tồi. Thanh thiếu niên thường có xu hướng thích kiểm chứng về giới hạn sự độc lập của bản thân, vì vậy đừng ngạc nhiên khi con cãi lại khi quý phụ huynh không đồng ý cho con làm điều gì hoặc các con có thể tự làm theo ý của chúng sau lưng quý phụ huynh. Cuộc giằng co, tranh cãi giữa cha mẹ và con cái ở lứa tuổi thanh thiếu niên là hoàn toàn bình thường. Ngay phút này, con trẻ có thể yêu cầu sự giúp đỡ của quý phụ huynh, tuy nhiên ngay sau đó có thể nói không cần tới bất kỳ sự giúp đỡ nào. Độ tuổi thanh thiếu niên có thể coi là khoảng thời gian đầy xáo trộn cho con trẻ khi có sự thay đổi về thể chất, cảm xúc và xã hội. Việc thanh thiếu niên cư xử và hành động có trách nhiệm gần giống như người lớn trong một số lĩnh vực của cuộc sống, trong khi vẫn giữ những cách giống như trẻ nhỏ ở các lĩnh vực khác là điều hoàn toàn bình thường. Khi bạn bè và các mối quan hệ lãng mạn ngày càng trở nên quan trọng, con trẻ sẽ muốn dành nhiều thời gian hơn với bạn bè. Điều đó có nghĩa là ít quan tâm đến thời gian của gia đình. Các con cũng sẽ muốn được riêng tư hơn. Con trẻ có thể muốn giữ kín cuộc trò chuyện trên phương tiện truyền thông xã hội của mình và có thể dành nhiều thời gian hơn trong phòng kín.

Những thách thức chung

Ở thời điểm này, các bậc phụ huynh sẽ chỉ còn vài năm để chuẩn bị cho con ở lứa tuổi thiếu niên bước vào thế giới thực. Và có thể rất khó để đạt được sự cân bằng giữa việc cho con có đủ sự tự do, trong khi vẫn có thể đưa ra nhiều hướng dẫn cần thiết. Hầu hết các thanh thiếu niên muốn được tự do hơn những gì bản thân có thể xử lý. Trẻ có thể khăng khăng cho rằng mình có thể về nhà muộn hơn hoặc có thể cố gắng tranh cãi khi không được phép tham dự buổi tiệc. Cãi lại là điều phổ biến vì con trẻ sẽ trải qua các giai đoạn mà trẻ khẳng định bản thân biết tất cả mọi thứ trong khi đó cha mẹ không biết gì về việc trở thành một thiếu niên sẽ như thế nào. Chiến lược kỷ luật có hiệu quả : Chỉ vì các con đã lớn không có nghĩa là cha mẹ không thể dậy cho trẻ các bài học về tính hậu quả có tính hiệu quả. Vấn đề quan trọng là làm sao tìm ra hậu quả có thể dạy những bài học về cuộc sống. Dưới đây là một số hậu quả hiệu quả nhất đối với thanh thiếu niên: Giữ các thiết bị điện tử - Hạn chế quyền sử điện thoại/ thiết bị điện tử của con có thể là một hậu quả có tính hiệu quả. Thông thường 24 giờ là đủ dài để gửi đến một thông điệp rõ ràng cho con. Không cho giao tiếp với bạn bè. Nếu cách cư xử sai trái của con liên quan đến bạn bè, không cho phép con được gặp bạn bè trong một khoảng thời gian. Giam lỏng con trong vài ngày hoặc hủy bỏ kế hoạch đặc biệt cuối tuần của con.

Thắt chặt các quy tắc. Nếu con trẻ vi phạm các quy tắc, điều đó có nghĩa trẻ đang chứng minh cho cha mẹ thấy bản thân không thể kiểm soát được sự tự do được phép. Cần thắt chặt các quy tắc bằng cách đưa ra giờ giới nghiêm sớm hơn hoặc giảm thời gian cho phép con sử dụng các thiết bị điện tử của mình.

Yêu cầu con bạn thực hiện việc bồi thường. Nếu hành vi của con gây tổn thương cho người khác, cần có một kế hoạch sửa chữa. Sửa lại thứ gì đó con làm hỏng hoặc làm thêm một số việc vặt cho ai đó có thể giúp sửa đổi mối quan hệ và nhắc nhở con về việc cần nhận trách nhiệm cho các hành vi của mình.

Cho phép con bạn đối mặt với hậu quả tự nhiên. Hậu quả tự nhiên có thể là người thầy tốt nhất trong một số những tình huống nhất định. Điều quan trọng là đảm bảo các hậu quả này sẽ thực sự dạy cho con một bài học về cuộc sống. Vì vậy, tốt nhất đừng can thiệp mà để con tự đối mặt với hậu quả cho lựa chọn của bản thân.

Đưa ra các hậu quả hợp lý. Nếu con làm hỏng thứ gì đó, hãy bắt con trả tiền sửa chữa. Hoặc nếu con không có trách nhiệm với chiếc xe, hãy tước đi quyền được lái xe của con. Tạo ra những hậu quả liên quan trực tiếp đến những ứng xử không đúng cách mà các con đưa ra.

Giao thêm trách nhiệm: Lấy đi các đặc quyền của con cho đến khi hoàn thành các công việc được giao hoặc thực hiện một số nhiệm vụ nhất định. Khi con có thể chứng minh rằng bản thân là người có trách nhiệm, khi đó con có thể giành lại những đặc quyền của mình.

Ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai: Nếu cha mẹ hành động giống như người bảo vệ con cái quá mức, con trẻ sẽ không học cách đưa ra những quyết định đúng đắn, lành mạnh. Tuy nhiên, nếu quá dễ dãi, con trẻ cũng sẽ không đạt được những kỹ năng cần thiết để trở thành một người trưởng thành có trách nhiệm

Dưới đây là các chiến lược hàng đầu để ngăn ngừa các vấn đề về hành vi ở thanh thiếu niên:

Tránh tranh giành quyền lực: Khi con có phản ứng và nói rằng "điều đó không công bằng"! hay "Con sẽ làm việc đó sau", cần tránh bị kéo vào cuộc tranh cãi khi đó. Đề ra một giới hạn chắc chắn và rõ ràng, đồng thời đảm bảo làm theo với một hậu quả đề ra phù hợp. Tuy nhiên cần cố gắng để tránh bị cuốn vào một cuộc đấu tranh quyền lực căng thẳng.

Đề ra những kỳ vọng rõ ràng: trước khi thả con ở chỗ xem phim hoặc chỗ trượt băng một mình, cần phải nói rõ cho con biết các kỳ vọng của mình. Cần phải nói cho con biết những gì quý phụ huynh muốn con phải làm nếu gặp phải một vấn đề gì đó và thời gian con phải về nhà.

Hãy để con phấn đấu trong việc đạt được các nguyện vọng mong muốn: Bất kể là nếu con muốn có đôi giày bóng rổ đắt tiền hay muốn giờ đi ngủ muộn hơn, cần phải cho con hiểu rằng đây là những đặc ân mà con cần cố gắng để đạt được. Nếu hành vi của con không đảm bảo để đạt được các nguyện vọng, cha mẹ không được phép cho con có được điều đó.

Tạo hợp một hợp đồng về hành vi cư xử: Khi cho con đạt được một nguyện vọng mới, ví như điện thoại hoặc thời gian giới nghiêm muộn hơn, cần phải đưa ra một hợp đồng hành vi. Xem lại các quy tắc và phác thảo các hậu quả có thể của việc phá vỡ các quy tắc. Bắt con ký vào bản hợp đồng trước khi cho con được hưởng điều gì.

Trở thành một hình mẫu tốt: Con trẻ ở lứa tuổi thiếu niên sẽ học hỏi được nhiều hơn bằng cách nhìn theo những gì cha mẹ làm, thay vì nghe những gì cha mẹ nói. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bản thân quý phụ huynh là một hình mẫu tốt trong mọi lĩnh vực cuộc sống của con.

Dành khoảng thời gian có chất lượng cùng con: Dành cho con những sự quan tâm tích cực nhằm xây dựng nền tảng vững chắc cho mối quan hệ của cha mẹ với con cái.

Kỳ vọng con sống có trách nhiệm: Con trẻ có thể sẽ sống theo gần như những mong đợi của cha mẹ, miễn đó là những kỳ vọng hay mong muốn hợp lý. Vì vậy, hãy để con hiểu rõ ràng rằng cha mẹ luôn kỳ vọng con học tập tốt ở trường hoặc mong muốn con hoàn thành công việc mỗi ngày.

( tiếp tục trên trang tiếp theo)

Page 7: 2019 - 2nd Quarter - Vietnamese - ESC16.NET - 2nd Quarter - Vietnamese.pdfcó thể thực hiện ở nhả để giúp con trong việc học. Hỗ trợ học tập ở trường

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

7

Mẹo giao tiếp: Đôi khi giao tiếp với con cái ở lứa tuổi thanh thiếu niên có thể khiến các bậc phụ huynh cảm thấy như đang ở trong một trận chiến cam go. Tuy nhiên, điều quan trọng là luôn cố gắng. Dưới đây là một số cách thức hiệu quả nhất để nói chuyện với con: Giao tiếp thường xuyên: Giao tiếp là vấn đề cốt lõi để có mối quan hệ tốt. Khi các con biết rằng chúng có thể nói

chuyện với cha mẹ, sẽ có nhiều khả năng chúng sẽ tìm đến sự hướng dẫn của cha mẹ. Nói chuyện khi đang tham gia vào một hoạt động: Nhất quyết yêu cầu con ngồi xuống và nói chuyện trực tiếp về

những chủ đề nghiêm trọng có thể khiến con câm lặng trong suốt buổi trò chuyện. Cha mẹ có thể thấy các con cởi mở và sẵn sàng nói chuyện hơn khi cha mẹ cùng tham gia vào một hoạt động nào đó, chẳng hạn như chơi đuổi bắt hoặc thậm chí khi đang lái xe cùng.

Đừng nhất quyết bắt con nói chuyện với mình: Sẽ tốt hơn cho trẻ ở lứa tuổi thiếu niên (tuổi teen) có được sự độc lập, vì vậy đừng nhất quyết yêu cầu con phải nói cho mình mọi thứ. Giúp con tìm một số số người lớn khác mà con có thể tìm đến sự tư vấn khi cần thiết. Ví dụ, dì, bà, huấn luyện viên, giáo viên hoặc hàng xóm có thể là những người mà con trẻ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện về một số vấn đề.

Cùng nhau giải quyết vấn đề: thay vì nói với con làm thế nào để đạt kết quả tốt hơn, hãy để con cùng tham giải quyết vấn đề. Đặt câu hỏi như, "Làm thế nào để có thế nhớ các việc vặt phải làm?”

Bước vào thế giới tuổi teen: Trẻ ở lứa tuổi teen thường cảm thấy giao tiếp tự do hơn qua phương tiện truyền thông xã hội hoặc qua tin nhắn. Vì vậy, hãy sẵn sàng bước vào thế giới tuổi teen của con và nói chuyện với con ấy dưới bất kỳ hình thức nào mà con cảm thấy thoải mái nhất khi trò chuyện, trao đổi.

Trích từ bài viết, Kỷ luật của Tuổi Thiếu niên: Chiến lược và Thách thức, được viết bởi Amy Morin, LCSW

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN

tại: http://www.implanners.com/parents/register.php

hoặc tải xuống và hoàn thành mẫu đăng ký, sau đó gửi fax đến (888) 267-7913 hoặc gửi email đến [email protected].

Nếu quý phụ huynh quan tâm đến việc tham dự, xin liên hệ với Hiệu trưởng hoặc Ban Liên lạc Phụ huynh và Gia đình của nhà

trường.

Page 8: 2019 - 2nd Quarter - Vietnamese - ESC16.NET - 2nd Quarter - Vietnamese.pdfcó thể thực hiện ở nhả để giúp con trong việc học. Hỗ trợ học tập ở trường

Mục I, Phần A Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình Sáng kiến áp dụng toàn Tiểu bang

8

TEA Copyright TEA Bản quyền

Điều hành Ray Cogburn, Giám đốc điều hành

Region 16 Education Service Center 5800 Bell Street - Amarillo, Texas 79109

Phone: (806) 677-5000 Fax: (806) 677-5167 www.esc16.net

Cory Green, Ủy viên Department of Contracts,

Grants and Financial Administration Texas Education Agency

1701 N. Congress Avenue - Austin, Texas 78701 Phone: (512) 463-9734

www.tea.texas.gov

Sự Kết nối chặt chẽ của phụ huynh và gia đình 

Gia đình và Nhà trường

“cùng nhau tạo sự khác biệt”

Kết Nối Phụ Huynh và Gia Đình được đăng tải trên trang web bốn kỳ một năm dành cho các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục của Texas. Bản tin này được viết bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt

BIÊN TẬP VIÊN

Điều phối viên: Terri Stafford

Sáng lập Kết Nối Phụ Huynh và Gia Đình toàn tiểu bang

Tài liệu thuộc bản quyền và tài sản của TEA và không được phép sao chép mà không có sự cho phép của TEA, trừ trường hợp sau đây:

1. Các khối trường học công lập Texas, trường bán công và Trung tâm Dịch vụ Giáo dục có thể sao chép và sử dụng các bản sao Tài liệu và Tài liệu liên quan cho mục đích giáo dục của trường mà không cần có sự cho phép của TEA.

2. Công dân của tiểu bang Texas có thể sao chép và sử dụng các bản sao của Tài liệu và Tài liệu liên quan để sử dụng cá nhân mà không cần phải có sự cho phép của TEA.

3. Nội dung sao chép phải được sao chép nguyên văn, không được chỉnh sửa, thay đổi dưới bất kỳ hình thức nào. 4. Không thu phí đối với các tài liệu được sao chép hoặc bất kỳ tài liệu nào có chứa thông tin sao chép; tuy nhiên, có thể thu một

khoản phí phù hợp để chi trả cho chi phí sao chép và phân phối tài liệu

Các tổ chức, cá nhân thuộc tiểu bang Texas mà không thuộc khối trường học công lập Texas, trường bán công và Trung tâm Dịch vụ Giáo dục hoặc bất kể các tổ chức cá nhân, công lập hay tư thục, giáo dục hay phi giáo dục mà không thuộc tiểu bang Texas bắt buộc phải có sự cho phép của TEA và bắt buộc tham gia vào thỏa thuận cấp phép mà có thể liên quan đến thanh toán phí cấp phép hoặc phí bản quyền.

Để biết them thông tin, liên hệ: Cơ quan Giáo dục Texas (TEA) 1701 N. Congress Ave., Austin, TX  78701-1494; email: [email protected].

Trẻ ở lứa tuổi thiếu niên (tuổi teen) cũng như lứa tuổi lên hai có rất nhiều điểm chung:

Trẻ ở trong cả hai giai đoạn này cảm thấy hào hứng học hỏi và làm những điều thú vị mới, nhưng chúng cũng đặt ra những rào cản, gianh giới với bản thân và có những cơn giận dữ bất thường. Nhiệm vụ phát triển chính mà cả hai nhóm tuổi cùng phải đối mặt là: trẻ phải được tách rời khỏi cha mẹ và bắt đầu khẳng định sự độc lập của chính mình. Không có gì ngạc nhiên khi đôi khi con trẻ hành động như thể bản thân chúng là trung tâm của vũ trụ.

Điều này làm cho việc nuôi dạy con cái trở nên phức tạp, đặc biệt khi trẻ ở lứa tuổi này bắt đầu đưa ra quyết định mang lại những hậu quả thực sự, như việc học ở trường học, mối quan hệ bạn bè, việc lái xe, chưa kể đến việc sử dụng chất gây nghiện và tình dục . Ở độ tuổi này, trẻ không giỏi điều chỉnh cảm xúc của mình, vì vậy rất dễ chấp nhận những rủi ro và đưa ra các quyết định bốc đồng.

Điều này có nghĩa là duy trì một mối quan hệ hữu ích và đáng tin cậy giữa cha mẹ và con cái trong những năm tháng tuổi thiếu niên là điều thực sự quan trọng hơn bao giờ hết. Mặc dù việc làm này không phải dễ dàng. Thanh thiếu niên thường không tỏ thái độ nhã nhặn khi chúng từ chối những gì mà cho là có sự can thiệp của cha mẹ. Trong khi, trẻ lứa tuổi này có thể có rất cởi mở với bạn bè, những người mà chúng nói chuyện liên tục qua tin nhắn hay phương tiện truyền thông xã hội, trẻ hoàn toàn có thể câm lặng khi được mẹ hỏi rằng về một ngày của chúng trôi qua thế nào. Ngay cả một yêu cầu có vẻ hợp lý từ phía người cha cũng có thể được coi là một sự phẫn nộ.

Nếu tất cả những điều này nghe có vẻ quen thuộc, hãy hít một hơi thật sâu và nhắc nhở bản thân rằng con của quý phụ huynh đang phải trải qua giai đoạn tuổi thiếu niên đầy biến động. Giai đoạn này rồi sẽ trôi qua, và cha mẹ vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, mặc dù vai trò này có thể có một chút thay đổi. h ps://childmind.org/ar cle/ ps‐communica ng‐with‐teen/